Nhắc đến bánh trung thu, người ta sẽ nghĩ ngay đến những chiếc bánh nướng hoặc bánh dẻo truyền thống. Tuy nhiên, theo thời gian bánh trung thu ngày càng trở nên đa dạng hơn về cả hình thức lẫn hương vị. Hãy cùng Hương Việt Mart tìm hiểu về hương vị bánh trung thu xưa và những điểm khác biệt thú vị giữa trung thu xưa và nay trong bài viết dưới đây.
I. Nguồn gốc và ý nghĩa của bánh trung thu ngày xưa
Nguồn gốc của bánh trung thu
Có nhiều câu chuyện khác nhau về nguồn gốc của bánh Trung thu. Tuy nhiên, câu chuyện được chú ý nhiều nhất là trong cuộc kháng chiến chống lại triều Nguyên của Trung Quốc, để có thể truyền thông tin một cách bí mật, người dân đã làm ra những chiếc bánh hình tròn và bên trong nhét thêm một tờ giấy ghi thời gian để khởi nghĩa bắt đầu là lúc trăng sáng nhất, tức là vào rằm tháng 8. Từ đó người Trung Quốc lấy việc làm bánh Trung thu vào ngày rằm tháng 8 để kỷ niệm sự kiện ấy.
2. Ý nghĩa của bánh trung thu xưa
Bánh trung thu truyền thống thường có hình tròn, tượng trưng cho sự tròn đầy, viên mãn và đoàn viên. Ngoài ra, điều này còn ngụ ý rằng đi hết một vòng tròn trái đất thì tâm của vòng tròn vẫn là ngôi nhà của bạn.
Bánh trung thu hình vuông tượng trưng cho hình dáng trời đất, nó hướng đến sự tự do và hạnh phúc của con người. Ngày nay, để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì nhiều nhãn hàng đã cho ra nhiều mẫu mã khác nhau nhưng ý nghĩa thì vẫn không hề thay đổi.
II. Những điểm khác biệt giữa bánh trung thu xưa và nay
1. Bánh trung thu xưa
Bánh trung thu ngày xưa được làm với kiểu dáng truyền thống có hình vuông (bánh nướng) và hình tròn (bánh dẻo). Nguyên liệu làm bánh chủ yếu là từ hồ đào hay còn được gọi là hạt óc chó và hạt mè. Tại thời điểm đó, bánh trung thu còn có tên gọi khác đó là bánh mặt trăng.
2. Bánh trung thu ngày nay
Bánh trung thu ngày nay linh hoạt, đa dạng hơn về mẫu mã, kiểu dáng. Bánh không chỉ đơn giản là hình vuông, hình tròn mà còn có thể là hình con cá, hình ngôi sao,…được sản xuất công nghiệp, đa dạng hơn với nhiều loại nguyên liệu khác nhau như: vi cá, bào ngư, trà xanh, đậu đỏ, than tre, thạch rau câu,…
Ngoài ra, một số loại bánh trung thu ăn kiêng cũng ra đời phục vụ cho người bị tiểu đường hay người đang giảm cân.
III. HƯƠNG VỊ BÁNH TRUNG THU XƯA
1. Bánh nướng
Thông thường thì bánh nướng sẽ được làm thành hình vuông hoặc tròn. Vỏ bánh làm từ bột mì nhồi cùng rượu tiếp đến bên ngoài phết một lớp lòng đỏ trứng mỏng để khi nướng xong vỏ có màu vàng nâu. Nhân bên trong thì có thể là nhân ngọt (được làm từ đậu xanh, khoai môn, hạt sen,…) hoặc là nhân thập cẩm, bao lấy lòng đỏ trứng muối ở giữa.
2. Bánh dẻo
Bánh dẻo là tượng trưng của mặt trăng. Vỏ bánh thường được làm từ bột nếp nhồi nước đường, pha chút mùi thơm dịu dàng của hương hoa bưởi. Nhân của bánh dẻo thường là các loại nhân ngọt.
Ngoài màu trắng truyền thống thì vỏ bánh dẻo còn được kết hợp với nhiều màu sắc khác nhau của các loại nguyên liệu tự nhiên như: lá dứa, cacao,… giúp cho bánh trong bắt mắt và hấp dẫn hơn.
Hình dáng tròn trịa, vị ngọt thanh không gắt, bánh dẻo mang biểu tượng cho sự đoàn viên, đồng thời nó còn thể hiện tình cảm ngọt ngào của các thành viên trong gia đình với nhau.
IV. Những điểm khác biệt khá thú vị giữa trung thu xưa và nay
1. Mâm cỗ Trung thu
- Thường thì mâm cỗ truyền thống chỉ có 5 loại quả tượng trưng cho ngũ hành. Chủ yếu là bưởi, hồng, chuối,… cùng bánh nướng và bánh dẻo
- Ngày nay mâm cỗ được hiện đại hóa với hàng chục loại bánh kẹo nội, ngoại nhập, hoa quả cũng phong phú hơn.
2. Địa điểm vui chơi
- Trước đây, đa số mọi người cùng nhau sum vầy bên mâm ngũ quả và nghe kể chuyện chị Hằng,…Tham gia rước đèn, xem múa lân và phá cỗ cùng nhau.
- Còn bây giờ có rất nhiều khu vui chơi, trung tâm thương mại, phố đi bộ,… Mọi người tận hưởng Trung thu bằng việc ăn uống ở quán xá, nhà hàng, dạo phố, trò chuyện qua mạng xã hội.
3. Các trò chơi Trung thu
Trò chơi cũng có điểm khác biệt giữa Trung thu xưa và nay:
- Ngày xưa: Hình ảnh chiếc đèn ông sao rất quen thuộc mỗi dịp Trung thu đến, trẻ em thường nối đuôi nhau rước đèn, đi theo đoàn múa lân quanh làng.
- Còn ngày nay các trò chơi hiện đại như điện tử, xe đụng, bowling, gắp thú,… cũng đã dần thay thế những trò chơi ngày xưa.
4. Quà tặng
- Ngày xưa: Cứ gần tới ngày Rằm tháng 8 ông bà, cha mẹ sẽ tự tay làm hoặc mua những món đồ chơi truyền thống được làm từ giấy màu, giấy bóng kính, keo dán,… để tặng cho trẻ nhỏ.
- Ngày nay: Đa số người lớn đều bận rộn nên quà tặng cho trẻ được mua ngoài thị trường, vừa đa dạng vừa hợp xu hướng.
Trên đây là những chia sẻ của Hương Việt về ý nghĩa của bánh trung thu và những điểm khác biệt giữa trung thu xưa và nay. Chúc bạn đọc sẽ có một mùa trung thu ý nghĩa bên người thân và gia đình.