Bánh trung thu là một món bánh mang đậm truyền thống văn hóa ẩm thực của người Trung Hoa mỗi khi đến rằm tháng 8. Những loại bánh theo kiểu Thượng Hải thường có hình dáng đơn giản với hương vị béo bùi, ngọt thanh, thơm mùi mè và vớt bánh thì có màu vàng đẹp mắt. Hãy tham khảo bài viết sau đây để biết được công thức làm bánh trung thu trứng muối thơm ngon chuẩn vị Trung Hoa.
I. Giới thiệu về bánh trung thu Thượng Hải
Bánh trung thu Thượng Hải được gọi là Yuebing (Nguyệt Bính – bánh mặt trăng), là phiên bản sơ khai nhất của bánh Trung thu, với hình tròn quen thuộc, được in chữ Hán lên mặt bánh với ý nghĩa tốt lành. Bánh trung thu hình mặt trăng, dạng hình tròn là biểu tượng của hạnh phúc và xum vầy. Theo thời gian, chiếc bánh hình mặt trăng trở thành một truyền thống văn hóa của người Trung. Họ ăn bánh Yuebing và ngắm mặt trăng vào ngày tròn nhất trong năm.
Ngoài ra, bánh trung thu ở Bắc Kinh có một lớp bột mịn ở vỏ và nhân được làm từ táo gai núi. Bánh Nguyệt Bính ở Thượng Hải và Tô Châu lại có vỏ mỏng, trên có rắc mè và nhân làm từ thịt heo. Hiện nay có nhiều loại bánh trung thu với nhiều phong cách khác nhau như: Với lòng đỏ trứng muối, trái cây, bánh kem, và thậm chí cả bánh trung thu kiểu Pháp.
II. Hướng dẫn cách làm bánh thu chuẩn kiểu Thượng Hải
1. Nguyên liệu cần chuẩn bị
Phần vỏ bánh
- Bột mì: 600gram
- Bột custard: 120 gram
- Bột bắp: 50gram
- Sữa bột: 20 gram
- Đường: 280gram
- Shortening: 120 gram
- Bơ thực vật: 150gram
- Nước tro tàu: 10ml
- Trứng gà: 2 quả
- Trứng gà đánh tan để quét mặt bánh: 1 quả
Phần nhân
- Lòng đỏ trứng muối: 2 quả
- Dầu mè: một ít
- Nhân đậu xanh, khoai môn,…
Dụng cụ để làm bánh: Khay nướng, giấy nến, phới trộn, lò nướng, âu, nồi…
2. Các bước thực hiện làm bánh
Bước 1: Cho lòng đỏ trứng muối vào một cái chén, quết lên trứng một lớp dầu mè rồi mang đi hấp chín. Khi trứng chín, lấy trứng ra và để nguội hẳn. Sau đó gói lòng đỏ trứng muối với phần nhân đã chuẩn bị.
Bước 2: Cho đường, trứng, bơ, shortening và nước tro tàu (nên sử dụng nước tro tự nhiên) vào một cái âu và trộn đều lên. Tiếp theo, cho thêm bột mì, bột bắp, sữa bột và bột custard vào và tiếp tục trộn đều lên.
Bước 3: Tiến hành nhào bột thành khối dẻo, mịn. Cho bột ra mặt bàn, dùng cây cán bột cán mỏng từng khối bột. Tiếp theo, chia bột ra thành các phần nhỏ sao cho khối lượng mỗi phần bột lớn gấp đôi khối lượng các viên nhân.
Bước 4: Đặt viên nhân vào trong từng miếng bột đã cán mỏng rồi túm bột lại, vo tròn để nhân nằm gọn bên trong bột. Tiếp theo, lót giấy nến vào khay nướng, đặt bánh vào nồi rồi rắc một chút hạnh nhân giả nhỏ lên trên bề mặt bánh. Cuối cùng, quét trứng gà lên mặt bánh và nướng ở nhiệt độ 1800°C trong vòng 30 phút là có thể thưởng thức bánh.
III. Các loại bánh trung thu trên thế giới
1. Bánh Trung Thu ở Việt Nam
Theo sử sách ghi lại, bánh trung thu Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc. Chiếc bánh tròn trịa, đặc nhân được thiết kế như hộp thư mật, cho thư vào và truyền cho nhau. Ngày nay, bánh trung thu ngày càng có nhiều hình dáng đa dạng nhưng bánh nướng và bánh dẻo vẫn là 2 loại cơ bản được ưa chuộng nhất.
2. Bánh Yuebing – Trung Quốc
Bánh trung thu Thượng Hải được gọi là Yuebing (Nguyệt Bính – bánh mặt trăng), là phiên bản sơ khai nhất của bánh Trung thu, với hình tròn quen thuộc, được in chữ Hán lên mặt bánh với ý nghĩa tốt lành. Ngoài ra, bánh trung thu ở Bắc Kinh có một lớp bột mịn ở vỏ và nhân được làm từ táo gai núi. Bánh Nguyệt Bính ở Thượng Hải và Tô Châu lại có vỏ mỏng, trên có rắc mè và nhân làm từ thịt heo.
3. Bánh Songpyeon – Hàn Quốc
Khác với kiểu bánh trung thu truyền thống, bánh Songpyeon Hàn Quốc có vỏ làm từ bột nếp kết hợp nhân bánh ngọt là hạt dẻ, mật ong,… Bánh hình bán nguyệt và có màu sắc sặc sỡ, được hấp trên lá thông tươi, hấp xong có mùi thơm mát dễ chịu.
4. Bánh Tsukimi Dango – Nhật Bản
Dango là tên một nhãn bánh được làm từ bột gạo, tương tự như bánh mochi nổi tiếng ở Nhật. Dango được dùng quanh năm, riêng bánh Tsukimi Dango được người Nhật thưởng thức vào dịp lễ trung thu.
5. Snow Skin Mooncake – Singapore
Bánh trung thu dẻo lạnh – Snow Skin Mooncake ra đời vào năm 1980. Bánh có vỏ tương tự như mochi, nhưng mang hình dáng bánh Trung thu Việt Nam – cao, dày và có hoa văn. Nhân bánh thường là đậu đỏ, hạt sen hay sầu riêng, ca-cao.
6. Bánh Trung thu Hopia
Bánh trung thu truyền thống của người Philippines có tên gọi là Hopia. Đây là loại bánh có hình dáng bên ngoài đơn giản nhưng có nhân bên trong phong phú như: đậu xanh, đậu đỏ, khoai lang,…
Hy vọng những thông tin hữu ích mà Hương Việt Mart đã cung cấp trong bài viết trên sẽ giúp bạn dễ dàng làm ra được những chiếc bánh trung thu thơm ngon, hấp dẫn, chuẩn vị Thượng Hải.