Mỗi loại bánh Trung thu chứa bao nhiêu calo? Ăn bánh Trung thu có gây béo không?

Bánh Trung thu là món bánh thân thuộc không thể thiếu trong dịp lễ trăng Rằm tháng 8. Bên cạnh hương vị thơm ngon, hình dáng bắt mắt, thì thành phần dinh dưỡng trong mỗi loại bánh cũng được nhiều người quan tâm. Vậy mỗi loại bánh Trung thu chứa bao nhiêu calo? Ăn nhiều có gây béo không? Hãy cùng Cửa hàng Hương Việt tìm hiểu qua bài viết sau đây.

I. Các loại bánh trung thu chứa bao nhiêu calo?

Tùy vào nguyên liệu, trọng lượng và cách làm mà mỗi loại bánh Trung Thu sẽ có chỉ số calo khác nhau, trong khoảng từ 500 – 1000 calo.

1. Bánh Trung thu nướng chứa khoảng bao nhiêu calo?

Một chiếc bánh Trung thu nướng có trọng lượng khoảng 176g sẽ chứa từ 500 – 800 calo. Hàm lượng calo nhiều hay ít phụ thuộc vào lớp vỏ và phần nhân của bánh. Ví dụ một số loại bánh cụ thể sau:

  • Bánh Trung thu nhân thập cẩm: 706 calo
  • Bánh Trung thu nướng nhân đậu xanh 1 trứng có: 648 calo
  • Bánh Trung thu nướng nhân hạt sen: 716 calo
  • Bánh Trung thu nướng nhân hạt sen 1 trứng muối có: 790 calo
  • Bánh Trung thu nướng nhân hạt sen 2 trứng muối: 890 calo
  • Bánh Trung thu nướng nhân đậu đỏ có: 690 calo
  • Bánh Trung thu ngàn lớp nhân khoai mỡ, nặng 100g chứa: 454 calo

2. Bánh Trung thu dẻo chứa bao nhiêu calo?

Một chiếc bánh Trung thu dẻo thường nặng khoảng 170g, cung cấp từ 570 – 700 calo. Hàm lượng calo sẽ thay đổi tùy theo nguyên liệu và phần nhân bánh. Chẳng hạn như một số loại bánh sau:

  • Bánh Trung thu dẻo nhân đậu xanh 1 trứng muối chứa: 650 calo
  • Bánh Trung thu dẻo nhân thập cẩm: 570 calo
  • Bánh Trung thu dẻo nhân đậu xanh: 600 calo
  • Bánh Trung thu dẻo lạnh nhân hạt sen có: 700 calo

II. Ăn bánh trung thu có béo không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người trưởng thành mỗi ngày cần khoảng 2000 calo. Nếu ăn đủ 1 ngày 3 bữa thì trung bình mỗi bữa ăn sẽ nạp khoảng 667 calo. 

Trong khi đó, mỗi chiếc bánh Trung thu cỡ vừa chứa khoảng 565 calo. Nếu ăn 2 cái bánh Trung thu cùng một lúc sẽ cung cấp 1130 calo cho cơ thể.

Lượng calo nạp vào cơ thể từ bánh Trung thu là rất cao, cao hơn gấp nhiều lần so với các loại thực phẩm khác. Chính vì vậy, ăn bánh Trung thu mà không vận động thường sẽ gây béo. Với những ai đang trong chế độ ăn kiêng, giảm cân, thì bánh Trung thu truyền thống không phải là sự lựa chọn phù hợp.

III. Bánh trung thu – có nên ăn hay không?

Vì được làm từ những nguyên liệu như thịt, đậu xanh, trứng muối, hạt sen,… nên bánh Trung thu thường cung cấp rất nhiều năng lượng cho cơ thể. Do đó, việc ăn quá nhiều dễ khiến cân nặng tăng mất kiểm soát. 

Hơn nữa, trong bánh Trung thu có chứa lượng lớn cholesterol. Nếu ăn nhiều bánh sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì, tim mạch, tiểu đường,…

Ngoài ra, nên lựa chọn những thương hiệu bánh Trung thu uy tín, đảm bảo chất lượng. Bởi bánh Trung thu kém chất lượng chứa các chất độc hại gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, có thể gây ung thư gan và các bệnh về đường tiêu hóa,…

IV. Gợi ý một số cách ăn bánh trung thu không bị mập

1. Không nên ăn bánh Trung thu khi bụng rỗng

Khi đói, dạ dày hấp thụ chất dinh dưỡng rất nhiều và nhanh. Do vậy, để tránh tăng cân, không nên ăn bánh Trung thu khi bụng rỗng, mà thay vào đó, nên ăn sau bữa chính để dễ dàng kiểm soát được lượng bánh nạp vào.

2. Không nên ăn bánh Trung thu khi tối muộn

Buổi tối là thời điểm hệ tiêu hóa của cơ thể đang được nghỉ ngơi, do đó, nếu ăn bánh Trung thu lúc này thì lượng đường và năng lượng trong bánh không chuyển hóa kịp, sẽ bị dư thừa, dẫn đến việc hình thành và tích tụ chất béo, gây tăng cân.

3. Nên ăn từng miếng bánh nhỏ

Nên cắt bánh thành những miếng nhỏ và thưởng thức chậm rãi. Phương pháp này giúp giảm lượng calo nạp vào, từ đó dễ kiểm soát cân nặng.

4. Không nên ăn bánh Trung thu sau thời gian làm việc căng thẳng, mệt mỏi

Tiêu thụ đồ ngọt khi cơ thể mệt mỏi sẽ làm giảm một lượng lớn vitamin B – chất có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa đường thành năng lượng cho cơ thể. Do đó, ăn bánh Trung thu ở thời điểm này rất dễ tăng cân.

5. Nên ăn bánh kết hợp với uống trà xanh

Trà xanh có tác dụng lưu giữ vị ngọt của bánh lâu hơn, đồng thời giúp đào thải độc tố và năng lượng dư thừa ra khỏi cơ thể. Vì vậy, để thưởng thức bánh thêm tròn vị và hạn chế gây tăng cân, kết hợp ăn bánh Trung thu và uống trà xanh là một lựa chọn tuyệt vời.

6. Tính lượng calo nạp vào cơ thể

Xem xét các chỉ số dinh dưỡng được in trên bao bì và tính calo nạp vào cơ thể, từ đó xác định được lượng bánh phù hợp. 

Theo đó, người ít vận động chỉ nên ăn ¼ miếng bánh Trung thu (cỡ 50 – 200 calo), người vận động nhẹ có thể ăn ½ bánh (khoảng 250 – 300 calo) và người thường xuyên tập luyện ăn khoảng 1 cái bánh (từ 400 – 500 calo) là vừa đủ.

7. Tự làm bánh Trung thu bằng các nguyên liệu tự nhiên, ít calo

Có thể làm bánh Trung thu tại nhà để sử dụng những nguyên liệu tự nhiên, lành mạnh và ít calo. Đồng thời có thể đảm bảo được chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Có thể sử dụng bột yến mạch, khoai lang, hạnh nhân, óc chó, đậu đỏ… để làm các loại bánh Trung thu thực dưỡng, bánh Trung thu yến mạch, bánh Trung thu khoai lang,… không những thơm ngon, an toàn, mà còn tốt cho sức khỏe.

V. Đang trong thai kỳ có ăn bánh trung thu được không?

Trong thai kỳ, các mẹ bầu sẽ cần rất nhiều các vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, bánh Trung thu được làm từ những nguyên liệu đã qua chế biến, chứa nhiều dưỡng chất không tốt. Do đó, không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của mẹ và bé.

Mặt khác, trong bánh chứa hàm lượng chất béo và cholesterol khá cao, dễ làm tăng lipid, không tốt cho hệ tim mạch và tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ. Mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng ⅛ – ¼ chiếc bánh mà thôi.

Bánh trung thu là loại bánh chứa hàm lượng calo cao vì thế rất dễ gây tăng cân nếu bạn không biết cách kiểm soát khẩu phần ăn của mình. Hương Việt Mart hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc ăn bánh trung thu có béo không và có thêm những kiến thức bổ ích về loại bánh này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *