Nguồn gốc, ý nghĩa và những điều cần biết của bánh trung thu

Mỗi khi đến rằm tháng tám, ngoài nhắc đến rước đèn ông sao, phá cỗ thì người ta cũng không quên nhắc đến bánh Trung Thu. Bánh trung thu là một loại bánh không chỉ ngon mà còn hấp dẫn với đa dạng các loại hương vị. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa hình dáng bánh trung thu tròn thông qua bài viết dưới đây.

 

 

I. Nguồn gốc của bánh trung thu

1. Vài nét về tên bánh trung thu

Bánh trung thu có nguồn gốc từ Trung Quốc với tên gọi là Nguyệt bính, tiếng Anh là mooncake. Khi dịch ra tiếng Việt có nghĩa là bánh mặt trăng. Vậy nên người Việt thường hay gọi đó là bánh trung thu. 

Theo truyền thống của Trung Quốc, đó là ngày lễ của Hằng Nga một nữ thần mặt trăng. Vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm đều tổ chức lễ và đó là ngày trung thu. Vì vậy trong ngày này mọi người thường dùng bánh trung thu. Cho đến hiện tại thói quen đó vẫn được duy trì không chỉ ở Trung Quốc, Việt Nam mà còn nhiều nước trên tại châu Á.

2. Nguồn gốc của bánh trung thu

Bánh Trung Thu bắt nguồn từ Trung Quốc và được truyền bá rộng rãi đến Việt Nam. Theo truyền thuyết ở Trung Quốc thì trong 1 cuộc khởi nghĩa do Chu Nguyên Chương và Lưu Bá Ôn lãnh đạo, để có thể truyền thông tin một cách bí mật, người dân đã làm ra những chiếc bánh hình tròn và bên trong nhét thêm một tờ giấy ghi thời gian để khởi nghĩa bắt đầu là lúc trăng sáng nhất, tức là vào rằm tháng 8.

Từ đó người Trung Quốc lấy việc làm bánh Trung thu vào ngày rằm tháng 8 để kỷ niệm sự kiện ấy.

II. Ý nghĩa của bánh trung thu

Mặc dù được du nhập về Việt Nam nhưng bánh Trung Thu đã là món ăn tinh thần không thể thiếu của người Việt bởi những ý nghĩa mang giá trị nhân văn của nó. Và mỗi loại bánh đều có ý nghĩa khác nhau như sau:

1. Ý nghĩa về hình dáng

– Bánh trung thu hình tròn đại diện cho hình dáng của vầng trăng trong ngày rằm tháng tám biểu trưng cho sự nguyên vẹn, đủ đầy sự đoàn tụ viên mãn.

– Bánh trung thu hình vuông đại diện cho hình dáng của trời đất, sự tự do và hạnh phúc của con người.

2. Ý nghĩa về loại bánh

– Bánh trung thu dẻo mang hình dáng của vầng trăng tròn biểu trưng cho sự đoàn viên và màu trắng ngà của bánh còn thể hiện tình yêu khăng khít của vợ chồng.

– Bánh trung thu nướng mang ý nghĩa là dù ta có trải qua bao khó khăn trong cuộc sống thì vẫn luôn có người thân bên cạnh để che chở ta. Nhân bánh đầy đủ vị các mặn, ngọt thể hiện sự ấm áp, ngọt ngào của gia đình.

3. Ý nghĩa về nhân bánh

Bánh trung thu thường có nhân bánh dẻo và nhân bánh thập cẩm nướng. Nhân bánh dẻo thường có vị ngọt tượng trưng cho mong muốn luôn gặp nhiều may mắn trong cuộc sống. 

Còn nhân bánh thập cẩm đại diện cho sự cay đắng và ngọt bùi trong cuộc sống của mỗi người. Mong muốn những điều không may mắn sẽ qua đi và đón những điều may mắn nhất đến với mỗi chúng ta.

III. So sánh sự khác biệt giữa bánh trung thu xưa và nay

1. Bánh trung thu truyền thống

Bánh trung thu truyền thống trở thành một loại bánh gắn liền với người dân Việt Nam từ bao đời nay. Bánh được làm từ các nguyên liệu khác nhau kết hợp lại như: đậu xanh hoặc thịt nạc, lạp xưởng, vừng, lạc, đường mỡ…

2. Bánh trung thu hiện đại

Ở cuộc sống hiện đại, do nhu cầu của người dân đã có nhiều thay đổi so với trước nên bánh trung thu cũng thay đổi nhiều về hương vị và nguyên liệu so với bánh trung thu truyền thống. Các nhãn hàng bánh trên thị trường đã cho ra nhiều loại bánh trung thu khác nhau như:

  • Bánh trung thu mặn: Là sự kết hợp giữa các loại nhân khác nhau như gà quay, jambon, trứng muối… hòa quyện với vị ngọt của vỏ bánh sẽ giúp người ăn cảm nhận được hương vị hòa quyện hoàn hảo.
  • Bánh trung thu chay: Bánh trung thu chay chủ yếu làm từ các nguyên liệu như dứa, đậu xanh, hạt sen, khoai môn… giúp người dùng cảm nhận vị thanh nhẹ và không gây ngán.

IV. Các loại nhân bánh trung thu hiện nay

1. Bánh nướng

Lớp vỏ bánh có màu vàng hoặc nhiều màu sắc khác nhau. Loại bánh mặn có nhân bên trong được làm bằng lạp xưởng, hạt sen, trứng muối, chà bông… Đối với bánh ngọt thì có các loại nhân như: trà xanh, chocolate, thơm, phô mai, cà phê, kim sa…

2. Bánh dẻo

Bánh dẻo được làm bằng bột nếp trắng cùng với đường và một ít tinh dầu hoa bưởi thơm ngọt kết hợp với nhân bánh là các nguyên liệu đa dạng như: hạt sen, đậu xanh, đậu đỏ vv….. được xay nhuyễn.

V. Những điều cần lưu ý khi chọn và sử dụng bánh trung thu

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại bánh trung thu khác nhau, tuy nhiên bạn cần hết sức thận trọng trong việc chọn lựa bánh để tránh mua phải sản phẩm kém chất lượng. Do đó, khi mua bánh bạn nên lưu ý cách chọn bánh trung thu như sau:

1. Lưu ý màu sắc của bánh trung thu

Khi lựa bánh trung thu chúng ta nên chú ý độ bóng của chiếc bánh. Khi dùng tay ấn bánh thấy có độ đàn hồi nhẹ và mềm thì bánh sẽ ngon và có độ dẻo phù hợp. Bên cạnh đó, bạn tránh lựa các chiếc bánh có dấu hiệu bị vỡ hoặc hình dáng bánh bị méo.

2. Lưu ý về bao bì của bánh

Khi mua bánh trung thu nên chọn bánh có bao bì còn nguyên không nhàu nát. Chọn các loại bánh mà trên bao bì có ghi rõ tên, logo doanh nghiệp. Đồng thời trên bao bì sẽ được in ngày tháng sản xuất và hạn sử dụng của bánh. 

3. Lưu ý đến nguyên liệu của bánh

Đối với người bệnh tiểu đường hoặc bị béo phì thì bạn nên chọn mua những loại bánh trung thu không đường hoặc ít đường để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

4. Lưu ý đến hạn sử dụng của bánh

Hạn sử dụng của các loại bánh trung thu được sản xuất là 3 tháng. Vì vậy khi mua bánh bạn cần phải đọc kỹ ngày sản xuất và hạn sử dụng để tránh việc mua nhầm bánh sắp hết hạn hoặc đã hết hạn.

Ngày nay bánh trung thu được cải tiến đa dạng với nhiều hình dáng cũng như các loại nhân nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, ý nghĩa của bánh trung thu vẫn không thay đổi, nó vẫn tượng trưng cho sự đoàn viên và là món ăn không thể thiếu trong mỗi dịp trăng rằm tháng 8. Hy vọng qua bài viết này, Hương Việt Mart đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nguồn gốc và ý nghĩa hình dáng bánh trung thu trong.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *