Bánh trung thu là món ăn không thể thiếu trong văn hoá người Việt vào mỗi dịp trăng rằm tháng 8 âm lịch. Vậy bạn đã thực sự hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa bánh trung thu cũng như công thức làm bánh trung thu hay chưa? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Cửa hàng Hương Việt.
I. Tìm hiểu nguồn gốc bánh Trung Thu
Bánh Trung Thu có nguồn gốc từ Trung Quốc và sau đó được du nhập vào Việt Nam. Tương truyền, vào cuối thời Nguyên nổ ra 1 cuộc khởi nghĩa nông dân do Chu Nguyên Chương và Lưu Bá Ôn lãnh đạo. Để bí mật liên lạc với nhau, người dân đã làm ra những chiếc bánh hình tròn, bên trong nhét thêm mẩu giấy ghi thời gian bắt đầu khởi nghĩa là vào rằm tháng 8.
Những chiếc bánh ấy sau này được truyền đi khắp nơi và trở thành phương tiện liên lạc an toàn và hiệu quả, nhờ đó mà tin tức về cuộc khởi nghĩa đã được lan rộng nhanh chóng. Từ đó vào ngày rằm tháng 8 hằng năm, người Trung Quốc sẽ làm bánh trung thu để kỷ niệm sự kiện này.
II. Ý nghĩa bánh Trung Thu
Tại Việt Nam, 2 loại bánh trung thu truyền thống phổ biến nhất chính là bánh dẻo và bánh nướng.
1. Ý nghĩa về loại bánh
- Bánh trung thu dẻo: Biểu tượng cho sự đoàn viên và thể hiện sự gắn bó khăng khít của tình nghĩa vợ chồng.
- Bánh trung thu nướng: Mang ý nghĩa biểu thị cho tình thân, dù trải qua bao khó khăn thì vẫn sẽ luôn có gia đình bên cạnh, che chở. Nhân có vị mặn, ngọt thể hiện sự ấm áp, ngọt ngào mà hai chữ gia đình mang lại.
2. Ý nghĩa về hình dáng bánh
- Bánh trung thu hình tròn: Mô phỏng lại hình dáng của vầng trăng trong rằm tháng tám, thể hiện sự vẹn nguyên, đủ đầy và đoàn tụ viên mãn.
- Bánh trung thu hình vuông: Là đại diện của trời đất, của tự do và hạnh phúc của con người.
Hiện nay, bánh trung thu đã có nhiều hình dáng và đa dạng các loại nhân để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, giá trị và ý nghĩa của loại bánh này được giữ nguyên và không thay đổi.
III. Phân loại bánh trung thu truyền thống và hiện đại
1. Bánh trung thu truyền thống
Bánh trung thu truyền thống đã gắn liền với bao đời người dân Việt Nam từ xưa tới nay. Bánh được làm từ sự kết hợp của các nguyên liệu quen thuộc: đậu xanh hoặc thịt nạc, lạp xưởng, vừng, lạc, đường mỡ…
2. Bánh trung thu hiện đại
Trong bối cảnh hiện đại, thói quen thưởng thức của người dân cũng đã có sự thay đổi. Do đó, bánh trung thu đã được cách tân khá nhiều về hương vị cũng như nguyên liệu so với các loại loại truyền thống như:
- Bánh trung thu mặn: Được kết hợp với đa dạng các loại nhân như gà quay, jambon, trứng muối… cùng vị ngọt của vỏ bánh giúp cho người dùng cảm nhận được hương vị hòa quyện, hấp dẫn.
- Bánh trung thu chay: Đây là loại bánh được khá nhiều khách hàng lựa chọn. Bánh trung thu chay chủ yếu được chế biến từ các nguyên liệu như dứa, đậu xanh, hạt sen hay khoai môn… mang lại hương vị thanh thoát và không gây ngán.
- Bánh trung thu tươi: Loại bánh này không sử dụng chất bảo quản nên hạn sử dụng sẽ ngắn hơn những loại bánh bình thường. Tuy nhiên bánh này đem đến hương vị thơm ngon hơn.
- Bánh trung thu rau câu: Được làm từ thạch rau câu và có tạo hình bắt mắt
IV. Cách để làm ra bánh trung thu truyền thống
1. Nguyên liệu làm bánh
- Phần nhân thập cẩm: Chuẩn bị khối lượng 120g đối với mỗi nguyên liệu sau: mứt bí, mứt sen, hạt điều, hạt dưa, vừng trắng, lạp xưởng và thịt xá xíu, thêm 100g mỡ đường và một chút lá chanh đi kèm
- Phần nước sốt trộn nhân: Chuẩn bị 50g các nguyên liệu đường xay, mật ngô, bột nếp rang chín và nước lọc, 1 thìa xì dầu, 10ml dầu mè cùng 20ml rượu mai quế lộ. Nếu không có loại rượu này bạn cũng có thể thay thế bằng rượu trắng loại ngon.
- Phần vỏ bánh nướng: Sử dụng 100g nước đường đã nấu, 25ml dầu ăn, ¼ thìa baking soda, thêm ½ thìa nước tro tàu, 200g bột mì cùng 1 lòng đỏ trứng gà. Tiến hành trộn đều và để yên ít nhất 4 tiếng trước khi bắt đầu làm bánh.
- Phần vỏ bánh dẻo: 100g nước đường đã nấu, 25ml dầu ăn, thêm vào 1 chén nước hoa bưởi và nước cốt chanh cùng 250g bột nếp rang.
2. Công thức để làm ra bánh trung thu truyền thống
Bước 1: Làm nhân bánh
Đầu tiên, cho tất cả những nguyên liệu đã chuẩn bị vào tô và trộn đều. Sau đó, đổ phần nước trộn nhân vào tô, dùng bột mì rắc đều lên nhân bánh tới khi các nguyên liệu kết dính và tạo thành khối. Sau đó nặn chặt nhân bánh thành từng viên tròn nhỏ.
Bước 2: Làm vỏ bánh
- Với bánh nướng truyền thống: Đem trộn đều hỗn hợp nước đường cùng baking soda và bột mì với nhau rồi mang ủ 30 phút cho bột nghỉ. Tiến hành lấy bột ra và chia theo số lượng bánh mong muốn. Cần chú ý nặn nhân sao cho thật chặt tay.
- Với bánh dẻo truyền thống: Hòa nước đường với hỗn hợp dầu ăn, nước hoa bưởi và nước cốt chanh. Sau đó, đổ 200gr bột nếp đã rang vào bát và trộn đều để bột không bị vón cục đến khi bột tan đều với nước. Lưu ý giữ lại 50g bột để làm lớp bột áo. Sau khi đã trộn xong, ủ bột khoảng 30 phút. Tiếp theo thực hiện chia bột và nặn thành những nhân tròn.
Bước 3: Đóng khuôn bánh
Đầu tiên, tiến hành rắc một lớp bột mỏng hoặc phết dầu ăn vào khuôn bánh để bánh không bị dính. Sau đó cán mỏng những viên bột vỏ bánh đã nặn trước đó với độ dày khoảng 2 – 3mmm rồi ghìm nhân vào giữa. Tiếp theo cần khéo léo bọc kín nhân rồi nặn tròn để vỏ bánh ôm khít nhân. Cuối cùng là lăn bánh qua một lớp bột mỏng rồi đặt vào khuôn nén chặt.
Bước 4: Nướng bánh
- Với bánh dẻo truyền thống: Sau khi đợi từ 6 – 8 tiếng, bạn có thể tiến hành gỡ bánh ra khỏi khuôn để mặt bánh se và khô lại.
- Với bánh nướng truyền thống: Sau khi lấy bánh khỏi khuôn, bạn xếp bánh vào khay nướng. Ngoài ra cũng cần làm thêm một hỗn hợp gồm 1 ít nước lọc, 1 lòng đỏ trứng và 1 ít nước màu để phết lên bề mặt bánh. Tiếp đến hâm nóng lò nướng trước 15 phút với nhiệt độ 185 độ C, sau đó cho bánh vào lò. Chú ý sau 5 phút phải lấy bánh ra và xịt lên một lớp nước, nướng khoảng 2 – 3 phút lại dùng chổi phết lên bánh một lớp hỗn hợp rồi cho vào lò nướng tiếp 6 phút. Sau 6 phút đó tiếp tục thực hiện phun sương và quét mặt bánh, nướng tiếp khoảng 6 phút nữa là bánh sẽ chín.
V. Những lưu ý khi chọn mua và sử dụng bánh trung thu
1. Màu sắc của bánh trung thu
Trên thị trường hiện nay bày bán rất nhiều loại bánh trung thu. Tuy nhiên không phải thương hiệu nào cũng có thể tuỳ ý lựa chọn, bởi bên cạnh những hãng bánh uy tín vẫn tồn tại một số sản phẩm kém chất lượng, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người tiêu dùng. Do đó khách hàng cần phải cân nhắc lựa chọn bánh cẩn thận.
Khi lựa chọn bánh trung thu, bạn nên chú ý đến độ bóng của chiếc bánh. Khi dùng tay ấn thấy có sự đàn hồi nhẹ và mềm thì bánh sẽ ngon và có độ dẻo dai phù hợp. Bên ngoài bánh cũng phải được phủ một lớp bột mỏng, vỏ bánh không được nhão.
Ngoài ra, khách hàng cũng nên tránh lựa chọn các loại bánh bị nứt vỡ hoặc méo mó. Bánh phải có màu sắc tự nhiên, nếu bánh có màu lạ thì bạn không nên mua.
2. Bao bì của bánh
Bên cạnh đó, khi chọn bánh, bạn cũng nên để ý đến bao bì sản phẩm. Khi tiến hành mua sản phẩm nên chọn bánh có bao bì còn nguyên và không bị nhàu nát. Bao bì sản phẩm của các thương hiệu uy tín thường sẽ có thiết kế đẹp và độc đáo với đầy đủ thông tin như tên, logo doanh nghiệp. Đồng thời ngày tháng sản xuất, hạn sử dụng của sản phẩm cùng những thông tin và lưu ý cần thiết khác sẽ được nhìn thấy dễ dàng khi quan sát trên bao bì.
3. Nguyên liệu của bánh
Vì bánh trung thu là một món ăn được làm với đa dạng các nguyên liệu nên khách hàng có thể chọn lựa nhiều loại nhân mặn ngọt khác nhau tùy thích. Tuy nhiên với những người có tiền sử bệnh lý thì cần phải rất lưu ý trước khi mua bánh. Do có những loại bánh không phù hợp và gây ảnh hưởng sức khỏe của một số người nên việc cân nhắc nguyên liệu của bánh là vô cùng cần thiết. Ví dụ như các loại bánh ít đường nên dành cho người béo phì hoặc mắc bệnh tiểu đường.
4. Hạn sử dụng của bánh
Bánh trung thu vốn không có chất bảo quản. Do đó hạn sử dụng của nó không lâu, thông thường chỉ để được hơn 2 tháng. Vì vậy khi mua bánh khách hàng cần đọc kỹ hạn sử dụng để tránh việc mua nhầm những sản phẩm sắp hết hạn.
5. Địa chỉ bán bánh trung thu uy tín
Hương Việt với hơn 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bánh kẹo đặc sản sẽ là một lựa chọn đáng để cân nhắc đối với mỗi khách hàng. Những sản phẩm tại Hương Việt luôn được chọn lọc từ những thương hiệu uy tín, nổi tiếng nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn cho sức khoẻ của khách hàng.
Bài viết trên của Cửa hàng Hương Việt đã giải thích ý nghĩa bánh trung thu và những thông tin liên quan. Hy vọng bạn sẽ tìm mua hoặc làm được những chiếc bánh trung thu thơm ngon, hấp dẫn cho ngày Tết Đoàn Viên.